Chi phí làm kho lạnh có thể chỉ rơi vào khoảng vài chục triệu đồng hoặc lên tới hàng trăm triệu đồng. Vì sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy và làm thế nào để ước tính khoản phí làm kho lạnh phải bỏ ra? Hãy dành thời gian tham khảo bài viết dưới đây để tìm được đáp án cho câu hỏi trên.
Dự toán chi phí làm kho lạnh
So với một doanh nghiệp lớn thì chi phí làm kho lạnh không quá cao. Tuy vậy, vẫn cần có những tính toán cụ thể để dự trù nguồn kinh phí. Đồng thời đưa ra phương án thu chi hợp lý nhất liên quan đến lắp đặt và sử dụng kho lạnh.
Nói chung, việc làm kho lạnh dựa trên nhiều thông số cụ thể. Ví dụ, một chiếc kho lạnh có thể tích khoảng 100m3, công suất máy 10Hp và diện tích mặt bằng 40m2 thì mức phí bỏ ra sẽ rơi vào khoảng 200 triệu đồng.
Loại kho trên có sức chứa vô cùng lớn nên được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với những cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ có thể thiết kế kho lạnh nhỏ hơn với mức phí dao động từ 50 triệu đồng.
Ngoài việc tính toán tới chi phí làm kho lạnh, các chuyên gia khuyên rằng người dùng nên cân nhắc thêm về các khoản phí liên quan đến vận hành, sử dụng kho. Một số loại phí chính phải kể đến là:
- Tiêu tiêu hao điện năng: Đây là loại phí chủ yếu nhất mà người dùng kho lạnh sẽ phải chi trả trong quá trình vận hành.
- Hao mòn vật liệu: Theo thời gian, các vật liệu cấu thành kho sẽ hao mòn dần. Người dùng sẽ phải đưa ra phương án bảo dưỡng, bảo trì hoặc thay thế vật liệu khi cần thiết.
Đối với những trường hợp đầu tư kho lạnh để cho thuê, chi phí làm kho sẽ quyết định tới giá cho thuê của họ. Những chiếc kho lạnh được đầu tư khoảng 200 triệu đồng như trên nếu cho thuê ở khoảng giá 12 triệu đồng/tháng thì từ 30 tháng trở đi, chủ kho sẽ bắt đầu thu về lợi nhuận.
Xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác:
>>> Cách sử dụng kho lạnh bảo quản trái cây nhập khẩu hiệu quả
>>> Bảng giá kho lạnh và những khoản phí có thể phát sinh
Làm sao để tiết kiệm chi phí làm kho lạnh?
Tiết kiệm chi phí làm kho lạnh là bài toán kinh tế được các “ông chủ” rất quan tâm. Những người có kinh nghiệm làm kho lạnh thường sẽ thực hiện các phương án sau nhằm bảo quản “hầu bao” tốt hơn:
Chọn mặt bằng phù hợp
Nếu vị trí đặt kho lạnh ở nơi dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu và thi công thì giá làm kho lạnh cũng sẽ tiết kiệm đáng kể. Chủ kho nên cân nhắc chọn vị trí thích hợp bởi đó cũng là cách giúp họ thuận tiện hơn trong việc sử dụng kho sau này.
Chọn nguyên vật liệu tốt
Nhiều người cho rằng chọn vật liệu có chất lượng vừa phải sẽ giúp tiết kiệm chi phí làm kho lạnh. Điều đó chưa thực sự đúng. Bởi lẽ, vật liệu kém sẽ có tuổi thọ ngắn và rất dễ hỏng hóc khi vận hành. Lúc đó, việc sửa chữa hay thay thế không chỉ tốn thêm chi phí mà còn ảnh hưởng tới quá trình bảo quản hàng hóa bên trong kho.
Thỏa thuận với đơn vị thi công
Một cách khác có thể mang đến cơ hội tiết kiệm chi phí thi công kho lạnh chính là thỏa thuận với đơn vị làm kho. Lưu ý, khi áp dụng cách này cần phải nêu rõ yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Tránh trường hợp làm kho lạnh giá rẻ, chất lượng cũng “rẻ”.
Trên đây là những chia sẻ liên quan tới chi phí làm kho lạnh. Để nhận được dự toán chi phí chuẩn nhất cho chiếc kho lạnh thiết kế theo yêu cầu của mình, bạn vui lòng liên hệ tới kho lạnh Nam Bắc để được hỗ trợ.
- Cách sử dụng kho lạnh bảo quản trái cây nhập khẩu hiệu quả(16/10/2020)
- Kho lạnh bảo quản gạo có thực sự cần thiết?(18/10/2020)
- Tầm quan trọng của kho lạnh bảo quản vacxin(20/10/2020)
- Mẹo sử dụng kho lạnh bảo quản hoa tươi(24/10/2020)
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm và 3 nguyên tắc cần nắm rõ(24/10/2020)
- 4 Sai lầm phổ biến khi sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản(01/11/2020)
- [Cẩm nang kho lạnh] Nhiệt độ kho lạnh và những điều ít biết!(01/11/2020)
- Mẹo đóng gói khi sử dụng kho mát bảo quản thực phẩm(09/11/2020)
- Nguyên tắc thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây(10/11/2020)
- Chia sẻ cách vệ sinh kho lạnh bảo quản trái cây(14/11/2020)
- Tiêu chí chọn đơn vị thiết kế kho lạnh thủy sản(14/11/2020)
- Sử dụng kho lạnh bảo quản vắc xin cần đảm bảo yếu tố gì?(16/11/2020)